Nghi thức lễ cưới Miền bắc

10/10/2021

 

Một trong những nét đẹp của văn hóa Việt Nam là nghi thức lễ cưới. Lễ cưới hỏi là một nghi lễ quan trọng trong đối với mỗi một người. Do đó mà nó được tổ chức long trọng và rất cầu kỳ. 

 

Mỗi một vùng miền sẽ có những phong tục tập quán khác nhau. Chính vì thế mà mỗi vùng sẽ có một vài điểm khác nhau trong nghi thức, người miền Bắc cũng không ngoại lệ. 

 

Vậy lễ cưới của người miền Bắc gồm những gì hãy cùng Uri Palace tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

Theo dòng chảy của thời gian, xã hội cũng phát triển và có nhiều thay đổi, phong tục cưới xin của người miền Bắc cũng có đổi thay. Tuy thế nhưng các nghi thức lễ cưới của người miền Bắc vẫn còn đó, vẫn giữ nguyên cho tới bây giờ.

 

Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu, lễ lại mặt.

 

Lễ dạm ngõ - nghi thức đầu tiên trong lễ cưới

 

Lễ dạm ngõ hay nhiều người con gọi là lễ chạm ngõ là một nghi thức trong lễ cưới của người miền Bắc. Nghi thức này là nhằm để chính thức hóa quan hệ của hai nhà nam nữ. 

 

Ngày nay nghi thức lễ cưới này này được biết tới với một tên gọi là lễ giáp lời. Nó không còn được tổ chức như ngày xưa mà rút ngắn lại thành một buổi gặp gỡ, nói chuyện, trao đổi giữa hai gia đình. 

 

Hình ảnh đồ sính lễ trong nghi thức lễ cưới

 

Nhà trai sẽ đến nhà gái xin phép cho đôi nam nữ chính thức được tự do tìm hiểu và đi lại giữa hai bên, tiếp tục cho quá trình tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước khi đi tới quyết định hôn nhân.

 

Nghi thức cưới hỏi này không cần lễ vật rườm rà hay cần tới lời hẹn trước của người mai mối. Sau lễ này, người con gái coi như đã được xem là có nơi có chốn.

 

Lễ ăn hỏi - nghi thức lễ cưới sau lễ chạm ngõ

 

Lễ ăn hỏi là nghi thức lễ cưới nhằm thông báo chính thức cho sự kết giao giữa hai gia đình cùng hai họ. Ngay nay nghi thức quan trọng nên dù nhiều các nghi thức được tiết giảm nhưng nghi thức này vẫn được duy trì.

 

Nghi lễ này đánh dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hôn nhân của đôi trai gái. Cô gái lúc này trở thành vợ chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai.

 

Lễ vật có trong lễ cưới hỏi bao gồm: trầu cau, chè (hay còn gọi là trà), cốm, bánh phu thê, rượu, trái cây,...để thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với ơn sinh thành và dưỡng dục của nhà gái. 

 

Số lượng tráp trong nghi thức lễ cưới này sẽ phụ thuộc vào việc thách cưới của nhà gái và sự đồng ý của nhà trai, nhưng đối với người miền Bắc số tráp sẽ phải là số lẻ những xuất có trong tráp lại phải là số chẵn. Thường thì số tráp từ 3 cho đến 11,...và xuất trong tráp sẽ từ 100 cho tới 200. 

 

Nghi thức lễ cưới - rước dâu

 

Dù đi bằng phương tiện gì thì trước khi đi vào nhà gái thì nhà trai cũng phải chấn chỉnh lại đội hình. Trong lễ cưới rước dâu vị trí đầu của đội hình là đại diện của nhà trai, tiếp đến sẽ là bố mẹ chú rể, tiếp tới là chú rể, và bạn bè của chú rể.

 

Đoàn rước dâu nên gọn nhẹ để giúp mọi việc được diễn ra thoải mái và nhanh chóng. 

 

Hình ảnh nghi thức lễ cưới miền bắc

 

Sau khi vào đến nhà gái bạn bè của chú rể sẽ ngồi bên ngoài, người lớn sẽ được mời vào phía bên trong nơi có bàn thờ gia tiên để giới thiệu. Sau một tuần trà, đại diện của nhà trai sẽ đứng dựng thưa chuyện và xin chính thức với nhà gái được đưa cô dâu về nhà chồng.

 

Khi được cho phép, chú rể sẽ vào bên trong phòng của cô dâu trao hoa và cùng tiến về bàn thờ để thắp nén nhang. Tiếp đó sẽ ra chào bố mẹ cùng họ hàng hai bên. 

 

Sau khi xong nghi lễ cha mẹ cô dâu sẽ có đôi lời với đôi vợ chồng về đạo nghĩa vợ chồng, những lời khuyên để giúp cho cuộc sống sau này êm ấm. Tiếp tới đó đại diện của nhà trai xin phép và rước dâu về nhà trai. Tiếp theo đó nhà gái cũng sẽ về nhà trai.

 

Về tới bên nhà trai, cô dâu và chú rể cũng được dẫn đến bên nhà trai để thắp nhang bái lễ với tiên tổ và chào hỏi họ hàng của bên nhà trai. Xong xuôi nhà trai và nhà gái sẽ dùng tiệc tại  nhà hoặc đến nhà hàng.

 

Tham khảo tiệc cưới tại nhà hàng Uri Palace: 

TRUNG TÂM TIỆC CƯỚI URI PALACE – Nơi cảm xúc ngập tràn

 

Lễ lại mặt - nghi thức lễ cưới cuối cùng

 

Sau lễ rước dâu, còn một bữa tiệc nhỏ giữa đôi bên gia đình với nhau và được gọi là lễ lại mặt. Đây cũng là nghi thức lễ cưới cuối cùng. Ngoài tên này ra lễ còn được gọi là lễ nhị hỷ. Sau đó đôi uyên ương sẽ trở về nhà gái sau 1 đến 4 ngày. 

 

Thời gian này còn phụ thuộc vào khoảng cách địa lý của hai bên gia đình cũng như là điều kiện và công việc của hai vợ chồng son. Thường lễ sẽ được diễn ra vào buổi sáng ít khi tổ chức vào chiều muộn hay tối.

 

Trên đây là nghi thức lễ cưới truyền thống của người miền Bắc. Dần dần các nghi lễ được tinh gọn nhưng bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng: Lễ dạm ngõ chỉ đơn giản là một bữa cơm thân mật giữa đôi bên gia đình. Lễ rước dâu chính là sự kết hợp của lễ ăn hỏi, lễ xin hôn, và nghi thức rước dâu. Thường thì sẽ được tổ chức trước một ngày hoặc trong chính ngày diễn ra vào buổi sáng của tiệc cưới chính. 

 

Nghi thức lễ cưới - lễ lại mặt

Một vài điều trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc

Về tổ chức tiệc cưới

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình tiệc cưới sẽ được tổ chức ở khách sạn hay tại nhà. Khách khứa tới chúc phúc sẽ được diễn ra trước ngày cưới một ngày.  Tiệc tại hai bên gia đình là tiệc mặn và theo phong tục từ xưa tới nay trong ngày nhà gái mời khách thì chú rể cũng phải có mặt.

Việc chọn ngày

Việc chọn ngày phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của cô gái. Nhiều nơi còn được biết tới với việc đón dâu hai lần khi độ tuổi của cô dâu bằng tuổi với chàng trai,...

Trong ngày ăn hỏi ngoài việc hoàn thành các thủ tục truyền thống còn có thêm nghi thức xin dâu. Cô dâu sẽ cùng nhà trai về và ở lại. Đến sáng hôm sau  sẽ tự ra về mà không được để cho bất kỳ ai được biết. Lần này sẽ được coi là một lần xuất giá.

Kết luận 

Qua những thông tin được viết ở trên mong rằng bạn đọc đã giải đáp được những câu hỏi liên quan đến nghi thức lễ cưới của người miền Bắc. Từ đó có thể chuẩn bị kỹ lưỡng trong ngày trọng đại của cuộc đời mình

Hotline: 0912 111 888
popup

Số lượng:

Tổng tiền: